BẠN ĐÃ THỰC SỰ HIỂU BIẾT HOÀN TOÀN VỀ PHỤ GIA THỰC PHẨM CHƯA?

LÀM THẾ NÀO ĐỂ SỬ DỤNG ĐÚNG PHỤ GIA THỰC PHẨM ĐÚNG CÁCH?

 
Hầu hết các loại thức ăn hiện nay đều không thể thiếu phụ gia thực phẩm như: mì chính, muối, chất tạo màu, chất tẩy trắng, chất tạo ngọt… Phụ gia thực phẩm được sử dụng hợp lý, đúng tiêu chuẩn sẽ tạo được khẩu vị ăn ngon, dễ sản xuất, bảo quản…

Phụ gia thực phẩm là gì?

     Codex (The Codex Alimentarius Commission- Ủy ban Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế): Phụ gia thực phẩm (food additive) là những chất không được coi là thực phẩm hoặc một thành phần của thực phẩm. Phụ gia thực phẩm có ít hoặc không có giá trị dinh dưỡng, được chủ động cho vào với mục đích đáp ứng yêu cầu công nghệ (bao gồm cả giá trị cảm quan) trong quá trình sản xuất, chế biến, chuẩn bị, xử lý, bao gói, vận chuyển, bảo quản thực phẩm hoặc với mục đích muốn thực phẩm có những đặc tính mà nhà sản xuất mong muốn. Phụ gia thực phẩm không bao gồm các chất ô nhiễm hoặc các chất bổ sung vào thực phẩm với mục đích tăng thêm giá trị dinh dưỡng của thực phẩm.EU: Phụ gia thực phẩm bao gồm tất cả các chất có nguồn gốc tự nhiên hoặc nhân tạo – trừ nguyên liệu chính, được sử dụng trong sản xuất thực phẩm nhằm tăng chất lượng của sản phẩm thực các phẩm hoặc bất kỳ chất nào có ảnh hưởng các đến thuộc tính của thực phẩm bao gồm những chất được sử dụng trong sản xuất, chế biến, xử lý, đóng gói, vận chuyển và bảo quản thực phẩm.

Phân loại phụ gia thực phẩm:

Căn cứ theo bảng danh mục các phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm (Codex, EU) cũng như công dụng của chúng, phụ gia thực phẩm có thể được chia thành các nhóm:

Phẩm màu (Food colors);

Các chất bảo quản (Preservatives);

Các chất chống oxi hoá (Antioxidants);

Các chất tạo vị ngọt (Sweeteners );

Các chất nhũ hoá; các chất ổn định; các chất làm đặc và tạo gel (Emulsifiers, Stabilisers, Thickeners and Gelling Agents);

Các chất điều vị và điều hương (Flavour enhancers and flavourings).

Lợi ích của phụ gia thực phẩm?

Phụ gia thực phẩm nếu sử dụng đúng loại, đúng liều lượng thì sẽ có tác dụng tích cực:

– Tạo được nhiều sản phẩm phù hợp với sở thích và khẩu vị của người tiêu dùng như độ giòn dai, vị đậm đà, màu sắc bắt mắt,…

– Giữ được chất lượng toàn vẹn của thực phẩm cho tới khi sử dụng.

– Tạo sự dễ dàng trong sản xuất, chế biến thực phẩm và làm tăng giá trị thương phẩm hấp dẫn trên thị trường.

– Kéo dài thời gian sử dụng của thực phẩm.

– Giá thành thực phẩm thấp hơn: Trong rất nhiều trường hợp, việc sử dụng phụ gia làm giảm giá thành sản phẩm.

Thực trạng sử dụng phụ gia tại Việt Nam.

Hiện nay, các chất phụ gia vẫn được sử dụng bừa bãi, không tuân thủ theo các quy định về danh mục các chất phụ gia được sử dụng cũng như liều lượng và mục đích sử dụng, nhiều cơ sở còn sử dụng những phụ gia  không có nguồn gốc xuất xứ, thậm chí không xác định được tên gọi, thành phần.

7/7 mẫu bún lấy tại thành phố Hồ Chí Minh đều chứa chất cấm Tinopan ( kết quả kiểm tra ngày 24/07/2013 của Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế )

Cốm làng vòng chứa chất màu Malachite green không được phép sử dụng ( kết quả kiểm tra ngày 23/10/2013 của đoàn liên ngành ATTP Hà Nội)

Phát hiện chuối ngâm hóa chất không rõ nhãn mác ở Quãng Ngãi ngày 4-9-2014

Các quy định pháp lý và nguyên tắc khi sử dụng phụ gia thực phẩm:

Việt Nam tham gia là thành viên chính thức của Codex từ năm 1989. Các quy định của Việt Nam đã được tham khảo và theo sát với các chuẩn mực thế giới của Codex. Năm 2012 Bộ Y tế ban hành Thông tư  27/2012/TT-BYT về các quy định trong việc sử dụng phụ gia thực phẩm, bao gồm các nguyên tắc chung, danh mục phụ gia thực phẩm được phép sử dụng cùnghàm lượng cho phép và mục đích sử dụng đối với từng loại phụ gia đó. Ngoài ra, việc sử dụng phụ gia phải được công khai trên bao bì sản phẩm, đảm bảo tuân thủ theo Nghị định 89/2006/NĐ-CP về ghi nhãn sản phẩm.Ngoài ra, chúng ta phải nắm rõ các nguyên tắc khi sử dụng phụ gia thực phẩm:

  • Thứ nhất, tất cả các phụ gia thực phẩm đưa vào sử dụng đều phải được xem xét cẩn thận bằng việc đánh giá và thử nghiệm mức độ độc hại, liều lượng tối đa được sử dụng.
  • Thứ hai, chỉ có các phụ gia thực phẩm đã được xác nhận đủ độ an toàn theo quy định và không gây nguy hiểm cho sức khỏe người tiêu dùng ở mọi liều mới được sử dụng.
  • Thứ ba, các phụ gia thực phẩm phải được theo dõi liên tục, đánh giá về độc tính và phải có bằng chứng về khoa học.
  • Thứ tư, các phụ gia thực phẩm phải đạt yêu cầu kỹ thuật, tính đồng nhất và độ tinh khiết theo quy định.
  • Thứ năm, chất phụ gia thực phẩm chỉ được sử dụng khi: Không làm thay đổi chất lượng dinh dưỡng, độ ổn định của thực phẩm hoặc thuộc tính cảm quan của chúng; để duy trì chất lượng dinh dưỡng của thực phẩm, hoặc làm giảm có chủ định chất lượng của thực phẩm, tạo ra thực phẩm dùng cho nhóm người ăn kiêng đặc biệt…

Dù muốn hay không, chúng ta vẫn phải chấp nhận một thực tế rằng, phụ gia thực phẩm là một phần không thể thiếu của ngành công nghiệp thực phẩm. Nhưng sử dụng sao để đạt được mục đích, tăng cường các giá trị cho sản phẩm mà vẫn tuân thủ các quy định của pháp luật, không ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng là trách nhiệm của mọi doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm.

QUÝ KHÁCH CÓ NHU CẦU VUI LÒNG LIÊN HỆ CHI NHÁNH GẦN NHẤT CỦA VMCGROUP ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN HOẶC GỌI 0917811667/0947464464

//