CÁC NGUYÊN LIỆU LÀM PHÂN BÓN VÀ PHÂN BÓN 3 MÀU

NGUYÊN LIỆU LÀM PHÂN BÓN 

 

phan bon lam thao

Amonium sunphate (SA)

Phân hóa học hay phân vô cơ là những hóa chất chứa các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cây được bón vào cây nhằm tăng năng suất, có các loại phân bón hóa học chính: phân đạm, phân lân, phân kali, phân phức hợp, phân hỗn hợp, phân vi lượng. Phân Amonium sunphate còn gọi là SA thường được dùng trực tiếp tại các đồng ruộng hoặc các nhà máy sản xuất phân bón khác mua về phối trộn lại làm nên loại phân khác. SIMICO là một trong những công ty nhập khẩu và phân phối trực tiếp mặt hàng này.

Bột Photphorit

Công thức: Ca(H2PO4)2 – Ca3(PO4)2; Mg(PO4)2. Bột Photphorit của SIMICO được nghiền từ nguồn quặng photphorite Lào Cai và Thanh Hóa, Hòa Bình có hàm lượng P2O5 ổn định và cao. Sản phẩm được chế biến chọn lọc, nghiền mịn, có thể dùng bón trực tiếp cho cây trồng hoặc làm nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất phân vi sinh hoặc N-P-K.

Cao Lanh

Cao lanh hay đất cao lanh, kaolin là một loại đất sét màu trắng, bở, chịu lửa, với thành phần chủ yếu là khoáng vật kaolinit cùng một số khoáng vật khác như illit, montmorillonit,thạch anh v.v. Trong công nghiệp, cao lanh được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, chẳng hạn như sản xuất đồ gốm sứ, vật liệu chịu lửa, vật liệu mài, sản xuất nhôm, phèn nhôm, đúc, chất độn sơn, cao su, giấy, xi măng trắng v.v. Theo nhiệt độ chịu lửa, cao lanh được phân thành loại chịu lửa rất cao (trên 1.750°C), cao (trên 1.730°C), vừa (trên 1.650°C) và thấp (trên 1.580°C). Theo thành phần Al2O3+ SiO2 ở trạng thái đã nung nóng, cao lanh được phân thành loại siêu bazơ, bazơ cao, bazơ hoặc axít.

Kali (Phân bón)

Trong cây lúa, tính theo chất khô, tỉ lệ kali nguyên chất (K2O) chiếm khoảng 0,6-1,2% trong rơm rạ và khoảng 0,3-0,45% trong hạt gạo. Khác với đạm và lân, kali không tham gia vào thành phần bất kỳ một hợp chất hữu cơ nào mà chỉ tồn tại dưới dạng ion trong dịch bào và một phần nhỏ kết hợp với chất hữu cơ trong tế bào chất của cây lúa. Cũng như đạm, lân, kali chiếm tỉ lệ cao hơn tại các cơ quan non của cây lúa. Kali tồn tại dưới dạng ion nên nhờ vậy mà kali có thể len lỏi vào giữa các bào quan, xúc tiến quá trình vận chuyển dinh dưỡng, giúp cây lúa tăng cường hô hấp. Kali còn giúp thúc đẩy tổng hợp prôtit, do vậy nó hạn chế việc tích lũy nitrat trong lá, hạn chế tác hại của việc bón thừa đạm cho lúa. Ngoài ra kali còn giúp bộ rễ tăng khả năng hút nước và cây lúa không bị mất nước quá mức ngay cả trong lúc gặp khô hạn, kali làm tăng khả năng chống hạn và chống rét cho cây lúa.

Bột Talc

Talc xuất phát từ tiếng Persian, Tiếng Ả Rập là talq, là một khoáng vật magie hydrat silicat có công thức hóa học là H2Mg3(SiO3)4 hay Mg3Si4O10(OH)2. Talc được sử dụng rộng rãi ở dạng bở rời gọi là bột talc. Tacl kết tinh theo hệ một nghiêng rất ít gặp.Talc là loại khoáng chất mềm nhất. Talc không tan trong nước, nhưng talc ít trong các dung dịch axít khoáng loãng. Màu của nó thay đổi từ trắng đến xám hoặc xanh dương và khi nhìn vào có cảm giác trơn bóng. Talc SIMICO là talc đã qua chế biến, có độ trắng cao và hàm lượng thành phần khoáng ổn định.

Than bùn

Than bùn được hình thành do sự tích tụ và phân huỷ không hoàn toàn tàn dư thực vật trong điều kiện yếm khí xảy ra liên tục. Quá trình này diễn ra tại các vùng trũng ngập nước. Các vùng đất ngập nước là những vùng có năng suất sinh học cao, điều kiện phát triển của thực vật rất thuận lợi. Tuy nhiên, lớp thổ nhưỡng tại các vùng này luôn trong điều kiện yếm khí; do đó, mặc dù sinh khối các loài cỏ sống trên mặt nước tăng nhanh, nhưng quá trình phân giải xác thực vật lại xảy ra chậm và không đạt tới giai đoạn vô cơ hoá dẫn đến tích luỹ hữu cơ. Tiếp theo cỏ là lau, lách, cây bụi, cây thân gỗ thay thế, kết hợp với quá trình kiến tạo địa chất, quá trình bồi tụ, lắng đọng phù sa đã chôn vùi kể cả cây thân gỗ, làm cho hữu cơ tích tụ thành các lớp và tạo thành than bùn.

mau xanh la

QUÝ KHÁCH CÓ NHU CẦU MUA MÀU CÔNG NGHIỆP XANH, ĐỎ, VÀNG… LÀM PHÂN BÓN VUI LÒNG GỌI CHI NHÁNH GẦN NHẤT CỦA VMCGROUP. HOTLINE 0947 464 464

//