CHẤT BẢO QUẢN THỰC PHẨM CHẤT LƯỢNG TỐT MÀ AN TOÀN TẠI ĐÂY
Chất bảo quản là các hóa chất tự nhiên hay tổng hợp được thêm vào sản phẩm như thực phẩm, dược phẩm, sơn, các mẫu phẩm sinh học v.v để ngăn ngừa hoặc làm chậm lại sự thối rữa, hư hỏng gây ra bởi sự phát triển của các vi sinh vật hay do các thay đổi không mong muốn về mặt hóa học. Chúng có thể sử dụng như là một hóa chất duy nhất mà cũng có thể trong tổ hợp với nhiều loại hóa chất có các tác dụng khác.
Các chất bảo quản cũng có thể thêm vào gỗ để ngăn chặn sự phát triển của các loài nấm mốc cũng như để ngăn ngừa côn trùng và mối. Thông thường đồng, các borat và các hóa chất gốc dầu mỏ hay được sử dụng. Để có thêm thông tin về các chất bảo quản gỗ, xem thêm các bài xử lý gỗ, gỗ xẻ và creosot.
Các phụ gia thực phẩm có tính chất bảo quản thông thường được sử dụng một mình hoặc gắn liền với các phương pháp bảo quản thực phẩm khác. Đôi khi người ta còn phân biệt giữa các biện pháp bảo quản kháng khuẩn với chống ôxi hóa, trong đó bảo quản kháng khuẩn hoạt động trên nguyên tắc ngăn chặn sự phát triển của các loại vi khuẩn, nấm mốc và côn trùng, còn bảo quản chống ôxi hóa hoạt động trên nguyên tắc ngăn chặn quá trình ôxi hóa các thành phần trong thực phẩm. Các chất kháng khuẩn thông dụng trong chế biến thực phẩm là nitrat natri, nitrit natri, các muối sulfit, (điôxít lưu huỳnh, bisulfat natri, sulfat hiđrô kali v.v) và EDTA đinatri (axít êtylenđiamintêtraaxêtic). Các chất chống ôxi hóa bao gồm BHA (2-tert-butyl-4-hiđrôxyanisol hay 3-tert-butyl-4-hiđrôxyanisol) và BHT (2,6-đi-tert-butyl-4-mêtylphenol). Các chất bảo quản khác còn bao gồm cả fomalđêhít (thông thường trong dung dịch và chủ yếu để bảo quản các mẫu sinh học),glutaralđêhít, điatômit (giết côn trùng), êtanol và mêtylcloroisothiazôlinon. Lợi ích và độ an toàn của nhiều phụ gia thực phẩm nhân tạo, trong đó có cả chất bảo quản là chủ đề gây tranh cãi giữa các viện khoa học chuyên môn hóa về khoa học thực phẩm và độc tính học.
Một số phương pháp bảo quản thực phẩm sử dụng muối ăn, đường hay dấm. Các loại hóa chất này được coi là thực phẩm nhiều hơn là phụ gia thực phẩm.
Tại châu Âu, tất cả các phụ gia thực phẩm đều có ký hiệu bằng “số E” (xem thêm Danh sách các phụ gia thực phẩm). Các chất bảo quản và điều chỉnh độ chua thì có các ký hiệu từ E200–E299.
Chất bảo quản và sức khỏe[sửa]
Do không phải phụ gia thực phẩm nào có mã số E cũng được các quốc gia cho phép sử dụng. Vì thế các chất bảo quản được chia ra thành 3 nhóm như sau:
Nhóm bị cấm
Có độ độc hại cao, ví dụ: E103 (Chrysoin resorcinol hay p-(2,4-đihiđrôxy phênylazo) benzen sulfonat natri) bị cấm tại nhiều quốc gia– nó là phẩm màu và chất bảo quản dùng cho sơn màu, nhưng không cho thực phẩm.
Nhóm được cho phép
Ví dụ: E104 (Vàng quinolin)– phẩm thông dụng màu vàng cho đồ uống.
Nhóm thực phẩm
Có độ độc hại thấp đối với sức khỏe
QUÝ KHÁCH MUA HÀNG VUI LÒNG LIÊN HỆ:
➡️VMCGROUP HÀ NỘI
Số 61b ngõ 381 Nguyễn Khang
Hotline: 0947 464 464 _ 0934562133
Tel 0243 7474 666
Số 8 Ngõ 111 Phan Trọng Tuệ – Tel 02436 877 888
➡️VMCGROUP THANH HÓA
343 Lê Lai – Tp. Thanh Hóa
Tel 093.224.5500 | 0934.533.885
0237.6767.666 | 0237.666.5656
➡️VMCGROUP HẢI PHÒNG
406 Hùng Vương – Tel 093456 8012
➡️VMCGROUP ĐÀ NẴNG
364 Điện Biên Phủ – Tel 0911 670 670
➡️VMCGROUP QUẢNG NGÃI
51 Chu Văn An – Tel 0989 463 066
➡️VMCGROUP NHA TRANG
364 Điện Biên Phủ – Tel 0905 188 667
➡️VMCGROUP HCM
9 Đường số 5 KDC Him Lam– Tel 0918 113 698
➡️VMCGROUP CẦN THƠ
40M Đường 3A KDC Hưng Phú 1– Tel 0969 239 117