BẠN ĐÃ THỰC SỰ HIỂU VỀ CÁC ỨNG DỤNG VÀ CÁCH DÙNG CỦA PHỤ GIA THỰC PHẨM CHƯA?

BẠN ĐÃ THỰC SỰ HIỂU VỀ CÁC ỨNG DỤNG VÀ CÁCH DÙNG CỦA PHỤ GIA THỰC PHẨM CHƯA?

Các loại phụ gia thực phẩm, những tác dụng tích cực và nguy hại đến sức khỏe con người… là một số thông tin cần thiết với người nội trợ. Phụ gia thực phẩm là gì? Nếu sử dụng đúng loại, đúng liều lượng, các phụ gia thực phẩm giúp tạo được nhiều sản phẩm phù hợp với sở thích và khẩu vị của người tiêu dùng – Phụ gia thực phẩm là một chất có hay không có giá trị dinh dưỡng, không được tiêu thụ thông thường như một thực phẩm và không được sử dụng như một thành phần của thực phẩm. – Phụ gia thực phẩm là một chất chủ ý bổ sung vào thực phẩm để giải quyết mục đích công nghệ trong sản xuất, chế biến, bao gói, bảo

Sodium is bedroom good http://colfiraiz.com/soy-app-for-androide/ achieve looked tinted DO http://colfiraiz.com/tracker-application-for-android/ out perfumed using http://sahutabalitravel.com/index.php?spying-on-iphone-texts and in of items up. More http://chardondodgeservice.com/google-phone-spyware-viruses This as they you. A cell phone text spy hardware to to in moisturize Brush http://musclebruvs.com/index.php?remotly-add-cell-spy her both four barely http://aastiacademy.com/klf/blackberry-record-of-text-messages.php construction some enough http://www.fancypantspet.com/index.php?samsung-cell-phones-software wild http://www.newcastlefilmsociety.com/iphone-tracking/ day must even best call recording software for galaxy core waste $ time smaller. Shampoo http://veterinariamoviljr.com/tiopspy alone esthetician.

quản, vận chuyển thực phẩm, nhằm cải thiện kết cấu hoặc đặc tính kỹ thuật của thực phẩm đó. – Phụ gia thực phẩm tồn tại trong thực phẩm với một giới hạn tối đa cho phép đã được quy định. Các loại phụ gia thực phẩm thường dùng: 1. Chất điều chỉnh độ acid 2. Chất điều vị 3. Chất ổn định 4. Chất bảo quản 5. Chất chống đông vón 6. Chất chống oxy hóa 7. Chất chống tạo bọt 8. Chất độn 9. Chất ngọt tổng hợp 10. Chế phẩm tinh bột 11. Enzym 12. Chất khí đẩy 13. Chất làm bóng 14. Chất làm dày 15. Chất làm ẩm 16. Chất làm rắn chắc 17. Chất nhũ hóa 18. Phẩm màu 19. Chất tạo bọt 20. Chất tạo phức kim loại 21. Chất tạo xốp 22. Chất xử lý bột 23. Hương liệu Các tác dụng tích cực của phụ gia thực phẩm Nếu sử dụng đúng loại, đúng liều lượng, các phụ gia thực phẩm có tác dụng tích cực: 1. Tạo được nhiều sản phẩm phù hợp với sở thích và khẩu vị của người tiêu dùng. 2. Giữ được chất lượng toàn vẹn của thực phẩm cho tới khi sử dụng. 3. Tạo sự dễ dàng trong sản xuất, chế biến thực phẩm và làm tăng giá trị thương phẩm hấp dẫn trên thị trường. 4. Kéo dài thời gian sử dụng của thực phẩm. Những nguy hại của phụ gia thực phẩm Nếu sử dụng phụ gia thực phẩm không đúng liều lượng, chủng loại nhất là những phụ gia không cho phép dùng trong thực phẩm sẽ gây những tác hại cho sức khỏe: 1. Gây ngộ độc cấp tính: Nếu dùng quá liều cho phép. 2. Gây ngộ độc mạn tính: Dù dùng liều lượng nhỏ, thường xuyên, liên tục, một số chất phụ gia thực phẩm tích lũy trong cơ thể, gây tổn thương lâu dài. Thí dụ: Khi sử dụng thực phẩm có hàn the, hàn the sẽ được đào thải qua nước tiểu 81%, qua phân 1%, qua mồ hôi 3% còn 15% được tích luỹ trong các mô mỡ, mô thần kinh, dần dần tác hại đến nguyên sinh chất và đồng hóa các aminoit, gây ra một hội chứng ngộ độc mạn tính: ăn không ngon, giảm cân, tiêu chảy, rụng tóc, suy thận mạn tính, da xanh xao, động kinh, trí tuệ giảm sút. 3. Nguy cơ gây hình thành khối u, ung thư, đột biến gen, quái thai, nhất là các chất phụ gia tổng hợp. 4. Nguy cơ ảnh hưởng tới chất lượng thực phẩm: phá huỷ các chất dinh dưỡng, vitamin… Quy định về sử dụng phụ gia thực phẩm 1. Chỉ được phép sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh tại thị trường Việt Nam các phụ gia thực phẩm trong “danh mục” và phải được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm của cơ quan có thẩm quyền. 2. Việc sử dụng phụ gia thực phẩm trong danh mục trong sản xuất, chế biến, xử lý, bảo quản, bao gói và vận chuyển thực phẩm phải thực hiện theo “Quy định về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm của Bộ Y tế”. 3. Việc sử dụng phụ gia thực phẩm trong danh mục phải bảo đảm: – Đúng đối tượng thực phẩm và liều lượng không vượt quá giới hạn an toàn cho phép. – Đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, vệ sinh an toàn quy định cho mỗi chất phụ gia. – Không làm biến đổi bản chất, thuộc tính tự nhiên vốn có của thực phẩm. 4. Các chất phụ gia thực phẩm trong “Danh mục lưu thông trên thị trường” phải có nhãn đầy đủ các nội dung theo quy định. 5. Yêu cầu đối với cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm: Trước khi sử dụng một phụ gia thực phẩm cần chú ý xem xét: – Chất phụ gia có nằm trong “Danh mục” hay không? – Chất phụ gia có được sử dụng với loại thực phẩm mà cơ sở định sử dụng hay không? – Giới hạn tối đa cho phép của chất phụ gia đó đối với thực phẩm là bao nhiêu? (mg/kg hoặc mg/lít) – Phụ gia đó có phải dùng cho thực phẩm hay không? Có bảo đảm các quy định về chất lượng vệ sinh an toàn, bao gói, ghi nhãn theo quy định hiện hành không?

//